Khám sức khỏe doanh nghiệp không chỉ là phương pháp kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe người lao động mà còn là cách để doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đúng mực với cán bộ, nhân viên của mình. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều có chính sách khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp lơ là, chưa thực sự coi trọng vấn đề này.
Đang xem: Sức khoẻ trong doanh nghiệp
1. Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên
1.1. Đối với nhân viên/người lao động
Chẩn đoán sớm các bệnh lý ở giai đoạn mới khởi phát, nhất là những bệnh lý nguy hiểm dần phổ biến hiện nay như: tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư.
Đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, cơ hội điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian chữa bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Theo dõi, phát hiện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh.
Nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo người lao động có đầy đủ sức khỏe để làm việc.
Khám sức khỏe định kỳ là quyền mà người lao động được hưởng
1.2. Đối với doanh nghiệp
Phát hiện và điều trị kịp thời giúp giảm được các chi phí y tế, chi phí bồi thường cho người lao động mắc bệnh.
Thu hút nhân sự, bởi việc chăm lo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên chính là cách để doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng với người lao động. Vì vậy, trong số rất nhiều doanh nghiệp cùng đề xuất một mức lương chung, chắc chắn người lao động sẽ chọn doanh nghiệp biết quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên.
Gia tăng đoàn kết nội bộ, tạo sự gắn bó giữa doanh nghiệp và nhân viên. Lãnh đạo công ty hoặc chủ doanh nghiệp biết được tình hình sức khỏe nhân viên để có sự điều chỉnh công việc phù hợp. Khám sức khỏe doanh nghiệp chính là chiếc cầu nối để mọi người thông cảm và chia sẻ cho nhau.
Bảo vệ sức khỏe nhân viên cũng là bảo vệ nguồn nhân lực của công ty, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Nâng cao năng suất làm việc, giảm tai nạn lao động cũng như các bệnh nghề nghiệp.
2. Khám sức khỏe công ty có bắt buộc không?
Khám sức khỏe nhân viên theo định kỳ là bắt buộc, căn cứ theo quy định tại Điều 152, Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Bộ luật lao động 2012:
(1) Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
(2) Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Các doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động hàng năm theo quy định của Bộ luật lao động
3. Khám sức khỏe doanh nghiệp gồm những gì?
Theo Thông tư 14/2013/TT-BYTcủa Bộ Y tế hướng dẫn quy trình khám sức khỏe công ty, doanh nghiệp như sau:
(1) Lập hồ sơ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về tiền sử sức khỏe bệnh tật của bản thân và gia đình.
(2) Khám thể lực chung: đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, mạch, huyết áp, nhịp thở.
(3) Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa: nội, ngoại, da liễu, phụ khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt…
(4) Khám cận lâm sàng bắt buộc:
Công thức máu, đường máu.
Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu (đường, protein, tế bào).
(5) Khám cận lâm sàng khác: Chụp X – quang tim phổi thẳng, nghiêng; một số xét nghiệm cận lâm sàng khác theo chỉ định của bác sĩ.
Một số hạng mục khuyến cáo nên áp dụng khi khám sức khỏe định kỳ:
Khám mắt, kiểm tra sức khỏe cột sống và các bệnh liên quan đến xương khớp đối với nhân viên làm việc văn phòng.
Kiểm tra thính giác bằng máy đo thính lực nếu làm việc trong môi trường có mức tiếng ồn cao.
Siêu âm tổng quát, điện tâm đồ.
Xét nghiệm sinh hóa: mỡ máu, chức năng gan, chức năng thận…
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (đối với nữ giới).
Xét nghiệm virus viêm gan.
Xét nghiệm sàng lọc ung thư.
Tư vấn sức khỏe.
Xem thêm: In Hình Thủy Thủ Mặt Trăng Tô Màu Thủy Thủ Mặt Trăng, Tranh Tô Màu Thủy Thủ Mặt Trăng
Căn cứ vào kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, người có thẩm quyền ký giấy chứng nhận sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ của người lao động, kết luận: khỏe mạnh hay mắc bệnh (nếu có, ghi tên bệnh cụ thể), xếp loại sức khỏe, đủ hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục làm việc cho ngành nghề, công việc cụ thể. Nếu có chỉ định điều trị, cần ghi rõ chuyên khoa để điều trị bệnh, phục hồi chức năng.