Skip to content

Đổi Mới Mô Hình Doanh Nghiệp Mới, Nên Lựa Chọn Loại Hình Doanh Nghiệp Nào

Có rất nhiều khách hàng đã gọi điện nhờ chúng tôi tư vấn rằng mô hình doanh nghiệp nào là tốt nhất hiện nay? Hay nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập công ty? Bởi vì thực tế ai cũng muốn chọn loại hình tốt nhất cho công ty mình. Để hiểu hơn về vấn đề này và tìm câu trả lời chi tiết cho những vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Đang xem: Mô hình doanh nghiệp mới

I/ Mô hình doanh nghiệp nào là tốt nhất? – Theo ý kiến chuyên gia

Theo như các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế thì mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và nhược điểm của riêng nó. Bởi vì loại hình công ty phù hợp với từng doanh nghiệp cần được lựa chọn dựa trên số lượng thành viên, số lượng vốn góp hay mong muốn của từng chủ công ty. Do vậy, thực tế rất khó để đánh giá xem mô hình doanh nghiệp nào là tốt nhất.

*

Mô hình doanh nghiệp nào là tốt nhất hiện nay?

Tuy nhiên, nếu căn cứ theo khảo sát trên tổng số lượng công ty hiện nay tại Việt Nam thì loại hình doanh nghiệp được hầu hết các công ty lựa chọn đó là công ty trách nhiệm hữu hạn. Vậy tại sao hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn lại được xem là loại hình doanh nghiệp tốt và được đánh giá cao? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá chi tiết về ưu điểm, hạn chế của loại hình tnhh hãy cùng tham khảo nhé!

– Ưu điểm:

– Nhược điểm:

– Ưu điểm:

+ Việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên phải có sự đồng ý của các thành viên khác và phải ưu tiên chuyển nhượng cho những thành viên trong công ty trước. Việc này giúp hạn chế người lạ sở hữu vốn của công ty, giúp công ty kiểm soát chặt chẽ vốn góp và người góp vốn.

Nhược điểm:

II/ Ưu điểm, hạn chế của các loại hình doanh nghiệp khác

1. Loại hình công ty tư nhân:

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân:

+ Do là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.

– Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân:

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và của chủ Doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ Doanh nghiệp đã đầu tư

+ Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ Doanh nghiệp tư nhân cao.

2. Loại hình công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phù hợp với hầu hết các công ty và ngành nghề kinh doanh nhưng nó cũng có những yêu cầu riêng cần đáp ứng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Sau đây là những ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần để giúp bạn hiểu hơn về loại hình này.

– Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần:

+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên mang tính ổn định rất cao. Nếu trường hợp có 1 cổ đông rút vốn hay phá sản thì công ty cổ phần vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không bị ảnh hưởng.

+ Đối với công ty cổ phần, các cổ đông cũng chỉ cần cịu trách nhiệm cụ thể về tài sản và các khoản nợ tương đương với số vốn góp, cổ phần sở hữu nên tính rủi ro cho cổ đông là rất thấp.

+ Công ty cổ phần có thể tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc phát triển công ty.

+ Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty có thể tiến hành một cách tự do và dễ dàng sau khi công ty hoạt động trên 3 năm.

Xem thêm: Ngôi Nhà Chung Của Doanh Nghiệp Tỉnh Dak Nông, Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Đắk Nông

+ Vốn điều lệ của công ty cổ phần có thể thay đổi bằng cách cho công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vón đầu từ vào công ty.

+ Số lượng cổ đông của công ty cổ phần không giới hạn, do vậy, doanh nghiệp có thể nhận nhiều nguồn đầu tư từ nhiều cổ đông khác nhau.

– Nhược điểm của loại hình công ty cổ phần

+ Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông mới có thể thành lập công ty.

+ Số lượng công ty không giới hạn, nên một số trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông, ảnh hưởng đến việc quản lý, điều hành công ty.

+ Một số ngành nghề kinh doanh không được thành lập công ty cổ phần, tức là sẽ bị giới hạn về ngành nghề đăng ký kinh doanh.

+ Do tính chất công khai, bất cứ đối tượng nào đều có thể trở thành cổ đông nên vấn đề bảo mật không tốt.

3. Loại hình công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.

Ưu điểm của loại hình công ty Hợp danh:

+ Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

+ Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

– Nhược điểm của loại hình công ty Hợp danh:

+ Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Xem thêm:

+ Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

Nhìn chung khi thành lập công ty bạn không nên chỉ quan tâm mô hình doanh nghiệp nào là tốt nhất, mà còn phải chọn ra loại hình phù hợp nhất với công ty của mình. Như vậy mới đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra thuận lợi. Hơn nữa, loại hình công ty có thể thay đổi sau khi thành lập công ty nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết nhé. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *