Với nhiều ưu thế vượt trội về chất lượng và khả năng nhân giống nhanh, các giống cây trồng, nhất là giống rau quả sản xuất bằng nuôi cấy mô ngày càng tỏa rộng.
Đang xem: Doanh nghiệp nuôi cấy mô
Công nghệ giống in vitro đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng, song lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn.
Tại tỉnh Lâm Đồng hiện có 29/56 cơ sở sản xuất, kinh doanh nuôi cấy mô có đầy đủ 3 phòng gồm: Phòng chuẩn bị môi trường, phòng cấy vô trùng, phòng nuôi để đảm bảo cây không bị nhiễm vi sinh vật trước khi cho ra vườn ươm.
Xác định công nghệ nuôi cấy mô (in vitro) là lĩnh vực “đầu vào” quan trọng nhất trong phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đến nay, địa phương này đã có khoảng 56 tổ chức, cơ sở nuôi cấy mô và đã góp phần hiện đại hóa trong khâu sản xuất rau, hoa của tỉnh.
Cụ thể, có 8 cơ sở thuộc các viện, trường, doanh nghiệp lớn có phòng nuôi cấy mô được thiết kế và xây dựng theo quy cách, địa điểm phù hợp với điều kiện kinh doanh nhằm kiểm soát được cây giống nuôi cấy mô.
Có 27/56 cơ sở có số box cấy chỉ từ 1- 4 cái và thường tận dụng cơ sở, vật chất của gia đình để hình thành phòng nuôi cấy mô. Chính vì thế, diện tích phòng nhỏ đã dẫn đến việc cách ly giữa các phòng chưa đảm bảo.
Đặc biệt là kiểm soát các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hệ thống lọc không khí của phòng nuôi chưa được lắp đặt gây ảnh hưởng trong việc hạn chế các tác nhân gây bệnh cho cây mô.
Theo đó, các cơ sở lấy giống cây ban đầu, tức giống đã nhập khẩu hoặc giống trong nước đang sản xuất ngoài đồng ruộng rồi đánh giá độ đồng đều, chọn lựa và đem về vườn nhân giống.
Bên cạnh đó, những cây này sau đó được theo dõi 2 – 3 vụ tiếp theo để đánh giá, nếu đảm bảo ổn định sức sinh trưởng, kháng bệnh tốt, đảm bảo 100% màu sắc qua 2 – 3 vụ nhân giống thì đưa vào làm cây mẹ.
Tại Lâm Đồng, việc tuyển chọn cây mẹ chủ yếu được các trung tâm, viện, trường quy mô lớn và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư cao thực hiện. Còn lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chỉ triển khai nhân nhanh các giống từ vườn sản xuất mà không thông qua việc tuyển chọn cây mẹ.
Xem thêm: Bạn Đã Tìm Ra Cách Phối Màu Mắt Cơ Bản, 6 Nguyên Tắc Phối Màu Mắt Nhất Định Phải Nằm Lòng
Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giống, đặc biệt là vấn đề quản lý dịch hại ngoài đồng ruộng.
Ngoài khó khăn về mua bản quyền giống gốc, hiện nay việc đầu tư cơ sở vật chất ở các cơ sở nhỏ còn thiếu, không đồng bộ. Đặc biệt không gian cách cách ly giữa phòng cấy và phòng nuôi cây mô chưa được xây dựng và áp dụng theo đúng quy trình mà chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Nguồn nhân lực sản xuất in vitro ở các doanh nghiệp, cơ sở thường xuyên thiếu nên chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Hiện tỉnh Lâm Đồng, công nghệ giống in vitro rất cần thiết đối với sự phát triển của ngành trồng trọt tại địa phương. Do vậy, để việc sản xuất được đảm bảo, các viện, trường… cần xây dựng quy trình tuyển chọn cây mẹ để đảm bảo được tính đúng giống, độ sạch bệnh và tính ổn định về mặt di truyền lẫn hình thái.
Nguồn cây giống này sau đó sẽ chuyển giao cho các cơ sở nuôi cấy mô sản xuất. Ngoài ra, các viện, trường cũng cần tăng cường việc tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho các cơ sở nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh để việc sản xuất khoa học và hiệu quả.
Ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết: “Thời gian qua, các tổ chức, cơ sở sản xuất nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh đã sản xuất 72,3 triệu cây giống.
Trong số này có khoảng 33,4 triệu cây giống phục vụ xuất khẩu, còn lại phục vụ nhu cầu sản xuất. Riêng năm 2020, với 29 cơ sở chuyên ươm giống hoa các loại, đã cung ứng trên 1 tỷ cây giống hoa phục vụ sản xuất trên diện tích 9,3 nghìn ha hoa các loại”, ông Chiến thông tin.
Để việc sản xuất giống nuôi cấy mô hiệu quả và kiểm soát tốt, đảm bảo sạch bệnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cũng đề nghị các doanh nghiệp cung ứng đầu vào trang thiết bị, vật tư trong nuôi cấy mô phối hợp với đơn vị để hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, các phòng Lab (phòng thí nghiệm) phải nâng cấp quy mô, công nghệ mới đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường, đặc biệt với cây giống xuất khẩu.
Đặc biệt, ở Lâm Đồng, việc chuyển đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng cho việc xây dựng phòng Lab chưa có chính sách. Do vậy, cần phải có chính sách đặc thù với hạng mục này để các doanh nghiệp có thể chủ động tái đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nuôi cấy mô cũng cần quan tâm, đầu tư mua bản quyền các giống gốc, cây mẹ và lưu giữ nguồn gen để nâng cao hiệu quả trong nuôi cấy mô.
Sông Thao (T/h)
Từ khóa: Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam , Tạp chí hữu cơ Việt Nam, Tap chi Huu co Viet Nam, Hữu cơ Việt Nam, Huu co Viet Nam, Tạp chí Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Tap chi Nong nghiep huu co Việt Nam, Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Nong nghiep huu co Viet Nam, Nông nghiệp hữu cơ, Nong nghiep huu co, , Nông nghiệp hữu cơ việt nam , nông nghiệp số , Tạp chí hữu cơ việt nam , Công nghệ , giống cấy mô , mang lại , hiệu quả cao , trong sản xuất , ở Lâm Đồng , Lâm Đồng , Ứng dụng , công nghệ , nuôi cấy mô , trong sản , xuất nông nghiệp , nhiều khó khăn , Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô