Skip to content

Người Nộp Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Không Thường Trú Và Cá Nhân Không Cư Trú ?

*

*

*

*

Thứ sáu, 18 Tháng 11 2016

Hỏi – Đáp: Thế nào là “Cơ sở thường trú” của DN nước ngoài ? Chính sách thuế đối với DN kinh doanh thông qua “cơ sở thường trú” ra sao?

Ngày 18 tháng 11 năm 2016

HỎI: Thế nào là “Cơ sở thường trú” của DN nước ngoài ? Chính sách thuế đối với DN kinh doanh thông qua “cơ sở thường trú” ra sao?

*

ĐÁP:

1. Thế nào là “cơ sở thường trú” của DN nước ngoài?

Khái niệm “cơ sở thường trú” chỉ sử dụng trong trường hợp DN nước ngoàitiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Đang xem: Doanh nghiệp không thường trú

“Điều 2.3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.”

Hiệp định tránh thuế hai lần ký giữa VN-SIN (các nước khác cũng tương tự) định nghĩa:

Điều 5. Cơ sở thường trú:

1/ Theo Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó xí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.

2/ Thuật ngữ “cơ sở thường trú” chủ yếu bao gồm:

a. trụ sở điều hành;

b. chi nhánh;

c. văn phòng;

d. nhà máy;

e. xưởng; và

f. mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào khác.

3/ Một địa điểm xây dựng, công trình xây dựng hoặc lắp đặt sẽ tạo nên một cơ sở thường trú chỉ khi một địa điểm hay công trình đó kéo dài hơn 6 tháng.

Để biết chính xác và cụ thể hơn:

– Thế nào là “cơ sở thường trú” của DN nước ngoài?

– Trường hợp nào một DN nước ngoài được coi là kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại VN?

“Cơ sở thường trú” là gì?

Theo quy định tại Hiệp định, “cơ sở thường trú” là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.

Một doanh nghiệp của nước ngoài được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu hội đủ ba điều kiện dưới đây:

a) Duy trì tại Việt Nam một “cơ sở” như một tòa nhà, một văn phòng hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc thiết bị,…;

b) Cơ sở này có tính chất cố định, nghĩa là được thiết lập tại một địa điểm xác định và/hoặc được duy trì thường xuyên;

c) Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này.

* Các trường hợp chủ yếu mà một DN nước ngoài (không thành lập pháp nhân tại VN) được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một “cơ sở thường trú” tại Việt Nam:

a) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam: trụ sở điều hành, chi nhánh , văn phòng (kể cả văn phòng đại diện thương mại nếu có thương lượng, ký kết hợp đồng thương mại), nhà máy, xưởng sản xuất, mỏ, giếng dầu hoặc khí, kho giao nhận hàng hoá, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên,..

Xem thêm: Doanh Nghiệp Dấu Màu Xanh – Quy Định Về Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu

b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một địa điểm xây dựng, một công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp, hoặc tiến hành các hoạt động giám sát liên quan đến cácđịa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp nói trên với điều kiện các địa điểm, công trình hoặc các hoạt động giám sát đó kéo dài hơn 6 tháng hoặc 3 tháng (tùy theo từng Hiệp định cụ thể) tại Việt Nam.

c) Doanh nghiệp đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng.

d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một đại lý môi giới, đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác, nếu các đại lý đó dành toàn bộ hoặc phần lớn hoạt động của mình cho doanh nghiệp đó (đại lý phụ thuộc).

Xem thêm:

đ) Doanh nghiệp đó uỷ quyền cho một đối tượng tại Việt Nam:

– Thẩm quyền thường xuyên thương lượng, ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp đó; hoặc ký các hợp đồng mang tên đối tượng đó nhưng ràng buộc nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của doanh nghiệp đó; hoặc

– Không có thẩm quyền thương lượng, ký kết hợp đồng, nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho doanh nghiệp đó giao hàng hóa tại Việt Nam. ….

Nghĩa vụ thuế của DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại VN?

Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp singapore chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

Xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú ra sao?

Việc xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài, được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không thành lập pháp nhân tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (hay gọi tắt là: Thuế Nhà thầu, qui định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *