Skip to content

Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam Có Đặc Điểm Ẩm Thực Việt Nam ( Bắc, Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam Có Đặc Trưng Gì

Đối với một nền văn hóa, ẩm thực là một phần không bao giờ thiếu. Từ bao đời nay, văn hóa ẩm thực Việt Nam đã được hình thành, gìn giữ và phát triển cùng với chiều dài lịch sử dân tộc. Mỗi vùng miền trên lãnh thổ hình chữ S đều có những đặc trưng riêng về cách chế biến, sử dụng gia vị hay thói quen ăn uống, từ đó góp phần tô điểm cho bức tranh ẩm thực toàn cảnh đa sắc màu. 

Giới thiệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam 

Là đất nước nông nghiệp ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam chia thành 3 miền Bắc – Trung – Nam. Do đó, ẩm thực nước ta cũng chia thành 3 vùng với 3 đặc trưng riêng. Không chỉ là sự khác biệt về đặc điểm địa hình địa lý, khí hậu thời tiết mà còn về văn hóa và phong tục đã hình thành nên những đặc trưng riêng trong nết ăn, khẩu vị, thói quen và cách kết hợp nguyên liệu ở mỗi vùng, miền.

Đang xem: đặc điểm ẩm thực việt nam

*
*
*
*

Đôi đũa xuất hiện trong mọi mâm cơm người Việt

Tính hiếu khách

Người Việt có tính hiếu khách. Điều này thể hiện rõ ở văn hóa ẩm thực. Mỗi bữa ăn, hầu hết mọi đứa trẻ đều có thói quen mời người lớn ăn trước. Hay khi có khách đến chơi, người Việt luôn thể hiện sự giao thiệp, tình cảm khi mời họ ở lại dùng bữa cơm thân mật với gia đình.

Tính dọn thành mâm

Đây là điểm khác biệt so với người phương Tây. Khác với việc mỗi người mỗi khẩu phần ăn được bày sẵn trong đĩa, chén, tô thì người Việt luôn dọn nhiều món ăn ra mâm. Mỗi món đựng trong mỗi đĩa/tô lớn rồi dọn lên cùng lúc. Các thành viên tùy ý lựa chọn món theo sở thích và đến cuối mỗi bữa ăn, tất cả các món đều được dọn dẹp đồng thời. Ngược lại, phương Tây chia bữa ăn thành khai vị, món chính, tráng miệng, ăn hết món này mới mang ra món khác. 

Đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam theo vùng miền

Ẩm thực miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng có hương vị nổi trội thiên về vị mặn và đậm đà. So với miền Nam sẽ không ngọt bằng và so với miền Trung không cay bằng. Gia vị được sử dụng chủ yếu là nước mắm và mắm tôm. Món ăn miền Bắc dùng rất nhiều nguyên liệu từ rau củ và các loại thủy sản nước ngọt như cua, cá, trai, hến,…

Nguyên nhân mà người miền Bắc ít dùng thịt, cá là vì xuất phát từ nền nông nghiệp khá nghèo nàn ngày xưa. Ẩm thực Hà Nội được xem là đại diện tiêu biểu cho ẩm thực miền Bắc. Các món ăn nổi tiếng nhất được người dân cả nước lẫn khách quốc tế ưa thích là phở bò, bún thang, bánh cuốn, bún đậu mắm tôm, bún chả, cốm làng Vòng, chả cá Lã Vọng,… 

Ẩm thực miền Nam

Khi nhắc đến ẩm thực miền Nam, ta ngay lập tức nghĩ đến vị ngọt. Nhiều người khi lần đầu ăn những món ăn miền Nam, đặc biệt là miền Tây sẽ cảm thấy không quen. Bởi vì miền Nam chịu ảnh hưởng của ẩm thực Campuchia và Thái Lan nên thiên về vị ngọt. Hơn nữa, trong hầu hết các món ăn từ món ngọt như chè, bánh đến món mặn như thịt kho cá kho đều cho thêm nước cốt dừa hoặc nước dừa. 

Ẩm thực miền Nam rất đa dạng các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía,… Khác với miền Bắc, ẩm thực miền Nam sử dụng nhiều nguyên liệu là hải sản nước mặn và nước lợ. Nền ẩm thực này có xu hướng chế biến đơn giản, dân dã, không đòi hỏi cầu kỳ trong cách nấu như miền Bắc và miền Trung. Miền Nam có nhiều món ăn đặc sản như chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui…

Ngoài ra, một đặc trưng khác của ẩm thực miền Nam là “mùa nào thức nấy”. Nhờ điều kiện khí hậu và sông ngòi thuận lợi mà nguồn thực phẩm, trái cây ở đây rất phong phú. Hệ thống phù sa bồi đắp liên tục giúp miền Nam có nhiều tôm cá. Mỗi mùa nước nổi hàng năm là mùa cá linh. 

Ẩm thực miền Trung

Vì điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt, nắng nóng, mưa nhiều, thường xuyên chịu nhiều trận bão lũ liên tiếp hàng năm nên ẩm thực miền Trung đa phần cay và nóng để chống chọi với giá rét. Ngoài ra, nếu kho mặn cũng giúp đồ ăn bảo quản lâu hơn mà không cần dùng tủ lạnh. Các món ăn có màu đỏ đậm và nâu sẫm do dùng nhiều gia vị. Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với các loại tôm chua, mắm ruốc, mắm nêm. 

Nổi bật trong văn hóa ẩm thực miền Trung là ẩm thực Huế. Do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia nên hầu hết các món ăn đều rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Mỗi món chỉ đựng trong chiếc chén nhỏ, vừa đủ miệng ăn. Điển hình là bánh bèo chén và bánh lọc. Ngoài ra, ẩm thực Huế còn nổi tiếng với các món chè, món gỏi yêu cầu cắt tỉa công phu.

Ẩm thực các dân tộc – bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam

Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống trên nhiều vùng địa lý khác nhau. Do đó, ẩm thực của mỗi dân tộc lại có nhiều bản sắc khác biệt. Nổi bật như khâu nhục ở Lạng Sơn, bánh cuốn Cao Bằng, mắm bò hóc miền Nam, lợn sữa và vịt quay mắc mật, phở chua, phở cốn sủi, thắng cố, xôi nếp Điện Biên, thịt chua Phú Thọ, bánh coóng phù dân tộc Tày, cháo nhộng ong,…

Văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay

Là đất nước nông nghiệp sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới, lúa gạo là loại nguyên không thể thiếu, được sử dụng ở mọi vùng miền, mọi dân tộc, mọi món ăn khác nhau. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ lúa gạo như cơm trắng, xôi, bánh chưng, bánh tét, bún, miến, phở, sủi cảo, cháo,… Những món ăn này không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.

Xem thêm: Diễn Đàn Doanh Nghiệp Gỗ Tăng Trưởng, Doanh Nghiệp Ngành Gỗ

Điểm chung trong ẩm thực Việt Nam từ bao đời nay là hầu hết các món ăn đều chế biến không quá cầu kỳ, thời gian nấu tương đối nhanh. Những nguyên liệu chủ yếu có sẵn trong vườn như rau củ quả. Hình thức chế biến đa dạng từ hấp, luộc, trộn gỏi, xào, chiên ăn kèm với cơm và các loại nước chấm. Tuy đơn giản như người ăn không thấy ngán.

Bữa cơm nhà trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, bữa cơm nhà là nét đặc trưng không thể thiếu. Bữa cơm Việt thường diễn ra vào buổi trưa và buổi tối hàng ngày. Đây không chỉ là lúc để gia đình tụ họp đông đủ sau một ngày dài làm việc mà còn là khoảnh khắc các thành viên tâm sự, chia sẻ điều vui buồn đã diễn ra. Mỗi bữa ăn Việt bên cạnh cơm thường có ba đến năm món ăn tùy điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. 

Trong bữa cơm, các thành viên sẽ lần lượt đơm cơm vào bát từ nồi cơm chung. Mỗi bữa thường có một món canh để giữa. Nếu không có thời gian thì đó cũng có thể là một bát nước luộc rau. Ngoài ra còn có một món xào, một món mặn từ đạm động vật được chế biến theo kiểu rán, kho, chiên. Không thể thiếu trong mỗi bữa ăn là chén nước mắm để cả nhà dùng chung. Một số nhà còn ăn thêm rau sống, dưa muối, dưa món.

Xem thêm: Review Máy Hút Sữa Unimom Điện Đơn Unimom Smart Có Pin Sạc Kèm Adapter

Quà vặt trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực Việt ta còn nổi tiếng với các món ăn chơi để ăn vào giữa buổi. Chúng được bày bán dưới nhiều hình thức đa dạng như bán rong, gia đình tự chế biến hoặc bán trong các quán ăn bình dân. Món quà vặt nổi tiếng nhất là các loại bánh làm tự bột gạo, bột nếp. Điển hình như bánh giò, bánh dày, bánh gai, bánh cuốn, bánh khoai, bánh trôi bánh chay, bánh cốm, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ram ít, bánh phu thêm,…

Món cuốn trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Việt Nam vừa xác lập kỉ lục là đất nước có nhiều món cuốn nhất thế giới. Các món cuốn Việt Nam sử dụng rất nhiều rau sống tươi mát tốt cho sức khỏe, ít dầu mỡ. Lá nem và một loại lá thơm như lá mắc mật, lá lốt, lá xà xách là thành phần để cuốn các nguyên liệu bên trong. Nổi bật nhất phải kể đến gỏi cuốn, nem tai, nem bì, nem chua, bò bía, bò cuốn lá lốt, nem lụi, nem nướng, nem rán,…

Mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, ta luôn tự hào vì nền văn hóa ẩm thực Việt Nam đa dạng và phong phú không thua kém bất cứ đất nước nào khác. Để rồi dù đi xa đến đâu, tiếp thu những nền văn minh hiện đại, mỗi người đều nhớ về những bữa cơm nhà mẹ nấu, những món ăn dân dã sống mãi trong ký ức tuổi thơ.

“Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *