Cuộc thi “Món ngon Hà Nội” chính là sân chơi dành cho cảm xúc, kỷ niệm và ký ức về ẩm thực Hà Nội-ẩm thực thành thị đặc sắc in dấu trong tâm trí nhiều người. Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Món ngon Hà Nội diễn ra ngày 18/3.
Lễ trao giải có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phó vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo T.Ư; ông Nguyễn Hữu Ngọc, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn.
Đang xem: Bản đồ ẩm thực hà nội
Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó tổng biên tập báo Thanh Niên, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi viết “Món ngon Hà Nội” cho biết, cuộc thi viết mà là một sân chơi dành cho những cảm xúc, kỷ niệm, ký ức và trải nghiệm ẩm thực về những món ăn đặc sản truyền thống, dân dã ở Hà Nội. Mỗi món ăn như một “sứ giả” góp phần quảng bá, giới thiệu nét độc đáo, tinh tế của ẩm thực và con người Hà Nội, một nét văn hóa Hà Nội.
|
Trao giải Nhất cho tác giả “Xôi đỗ đen gói trong lá sen già”. |
Nhiều món ăn khác lại mang dấu ấn của đặc sản địa phương với các chỉ dẫn địa lý như: các món ăn từ sấu Hà Nội, bánh dày Quán Gánh, hồng xiêm Xuân Đỉnh, húng Láng, kem Tràng Tiền, nem Phùng, đậu Mơ… Bên cạnh đó cũng có những món ăn mới chỉ xuất hiện và thịnh hành trong khoảng chục năm gần đây như: vịt om sấu, ngan cháy tỏi, nem chua rán…
Nhà sử học Dương Trung Quốc, thành viên BGK cho rằng, khi nói về Hà Nội là nói về món ăn của thị thành. Giá trị của Hà Nội trong quá khứ là một đô thị hiện đại trong một xã hội công nghiệp. Món ăn đô thị là món ăn đường phố hay món ăn trong bữa cơm trong gia đình, bữa cỗ gia đình, thể hiện nét tinh tế của con người, vùng đất…
“Ở vùng miền nào cũng có thể ca ngợi món ăn vùng miền đó. Điều mà chúng ta muốn nói là thấy sự tinh xảo qua món ăn để biết con người, chứ không phải chỉ là một vùng đất”, ông Dương Trung Quốc nói. NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam chia sẻ, với anh mỗi lần dùng một món ngon đều chính là sự thưởng thức thú vị.
|
Tác giả nhận giải bài viết được bạn đọc yêu thích nhất. |
Ông Nguyễn Thường Quân, Chủ tịch Hội đầu bếp Việt Nam, thành viên ban giám khảo cuộc thi Món ngon Hà Nội nhận định: “Tôi cảm giác mình không phải là một người chấm thi nữa mà đang xem một bộ phim về quá khứ của chính mình”.
Phần lớn các tác giả là người viết không chuyên, tuy nhiên, nhiều người là những người gắn bó với việc viết. Có thí sinh gửi tới hàng chục bài dự thi và có thời điểm gửi đều đặn mỗi tuần. Tác giả Lê Hà đã gửi tới 26 bài dự thi. Chị cũng tự tay làm, chụp ảnh các món ăn để gửi kèm bài viết. Nhiều bài dự thi của chị được đánh giá cao.
“Mỗi món ăn tôi viết, tôi gửi đi lại gắn bó với một kỷ niệm của tôi ở trong quá khứ và cả hiện tại nữa. Tất cả những món tôi viết thực ra tôi đã được ăn và tôi đã làm. Ví dụ như món chả cốm Hà Nội, những món như chè cốm, xôi. Tự tay tôi đã nấu và kể cả những hình ảnh mà tôi gửi đều là những hình ảnh tôi đã nấu và chụp gửi cho báo. Bởi vì vốn dĩ tôi là người rất thích nấu ăn”, chị Lê Hà kể.
|
Khách mời nhà sử học Dương Trung Quốc, NSƯT Xuân Bắc giao lưu cùng tác giả có số tác phẩm có tác phẩm được yêu thích nhất. |
Nghệ nhân ẩm thực Vũ Kiều Trang, người đã thực hiện tiệc thết đãi 21 lãnh đạo APEC, thành viên ban giám khảo cuộc thi Món ngon Hà Nội bày tỏ cảm thấy rất bất ngờ khi đọc những bài viết rất ý nghĩa, rất sâu sắc về các món truyền thống như bánh tôm, chả cốm, nem rán. Các tác giả không phải đầu bếp chuyên nghiệp nhưng khi viết bài đã thể hiện sự tìm hiểu rất kỹ lưỡng về các món ăn….
Trong số 30 bài viết được chọn vào Chung khảo, BGK trao 1 giải Nhất cho “Xôi đỗ đen gói trong lá sen già” của tác giả Tạ Thị Thanh Hải; 2 giải Nhì: “Cốm Hà Nội và nỗi lòng người xa xứ” (tác giả: Lê Thị Hà) và “Kem Tràng Tiền-dư vị tình đầu (tác giả: Cao Thị Nga).
Ban Tổ chức còn trao 3 giải Ba: “Tác phẩm Bún ốc nguội-một nỗi nhớ thương” (tác giả Lê Thị Thanh Huyền), tác phẩm “Nhớ gánh bún ốc xưa” (Chung Chí Thành), “Thơm lừng gánh cháo sườn trên phố Hàng Bồ” (Lê Thị Ngọc Hà) cùng 5 giải Khuyến khích và giải Bạn đọc yêu thích: Món cháo đặc biệt ăn bằng đũa (Lê Thị Hà).